Thời gian làm việc 8H - 21H
Thứ 2 - Chủ Nhật
Thời gian làm việc
8H - 21H | Thứ 2 - Chủ Nhật
Hướng dẫn
thanh toán
0
TẤT CẢ DANH MỤC

Hướng dẫn chi tiết thi công trần nhôm vân gỗ từ chuyên gia

Trong một vài năm trở lại đây, việc ứng dụng các thiết kế trần nhôm trong không gian sống ngày càng trở nên phổ biến. Đặc biệt là mẫu trần nhôm vân gỗ được yêu thích, đánh giá cao cả về chất lượng và vẻ đẹp bên ngoài. Chính vì vậy thi công trần nhôm vân gỗ được nhiều khách hàng quan tâm, tìm hiểu. Nếu bạn cũng đang mong muốn tạo dựng không gian trần nhôm vân gỗ cho gia đình. Vậy thì những thông tin trong bài viết dưới đây rất đáng tham khảo đấy!

Chi tiết thi công trần nhôm vân gỗ tiêu chuẩn

Hướng dẫn chi tiết thi công trần nhôm vân gỗ từ chuyên gia

Có rất nhiều dòng trần nhôm vân gỗ hiện nay được giới thiệu trên thị trường. Chúng cũng bao gồm các thiết kế với cách thức lắp đặt khác nhau. Trong khuôn khổ của bài viết hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu đến bạn cách thức thi công trần nhôm với hệ thống treo kín ẩn. Đây là thiết kế trần nhôm được sử dụng phổ biến nhất bởi chúng mang đến cảm quan về mảng trần gọn gàng và nguyên khối.

Dòng sản phẩm này hiện nay đã và đang được ứng dụng rất phổ biến tại các không gian: căn hộ, văn phòng, trung tâm thương mại, bệnh viện,...   

Cách thức thi công trần nhôm vân gỗ cụ thể được giới thiệu như sau:

Bước 1: Xác định cao độ và gắn thanh viền G chắc chắn

Trước khi bắt đầu vào bước thi công này, cần chuẩn bị một số dụng cụ như sau:

-  Máy bắn cốt.

-  Thước thép.

-  Ống nivo.

-  Ống nước.

-  Ống bắn mực …

Để lắp đặt hệ trần nhôm một cách chắc chắn. Việc đầu tiên mà bạn cần thực hiện chính là xác định chính xác độ cao và gắn lên thanh viên G ở vị trí mong muốn. Công đoạn này được thực hiện với máy bắn laze và thước mét. Trong trường hợp nếu bạn không có máy bắn laze, có thể thay thế với ống nivo chuyên dụng.

Để xác định chính xác vị trí thi công trần nhôm bạn cần đánh dấu lên vị trí tường. Tại vị trí này, các thanh viền G sẽ được gắn lên chắc chắn với vít. Để đảm bảo độ ổn định và bám chắc cho các thanh viền G trong quá trình đóng vít cần đảm bảo khoảng cách giữa các vít từ 300-500 mm.

Bước 2: Treo ty

Ty treo cần được lắp đặt chính xác với 1 đầu được liên kết vào hệ xương chính của trần nhôm. Đầu còn lại của ty treo sẽ gắn với trần hoặc mái. Trong quá trình thi công trần nhôm vân gỗ cần chú ý đo, đánh dấu các điểm treo ty sao cho khoảng cách giữa các điểm treo ty thích hợp nhất là 1200mm. Đặc biệt, chú ý khoảng cách từ tường đến điểm treo đầu tiên là 300mm là thích hợp nhất.

Với các mẫu trần bê tông cần khoan trực tiếp lên trần trong đó sử dụng liên kết bằng tacke sắt M6. Tại bước này, cần cắt ty ren 6 theo chiều dài phù hợp với cao độ của trần và lắp các tyre vào ticke sắt cố định trên trần. Cần cố định bằng đai ốc M6 để đảm bảo độ bám cho kết cấu trần.

Bước 3: Lắp đặt khung xương C38

Hướng bố trí khung xương C38 cần được tính toán để phù hợp với hướng bố trí của các điểm treo. Trong đó, thanh xương C38 được treo vào các ty treo đã được cố định đồng thời có sự liên kết bằng móc treo C38. Để kết thúc bước này, cần tiến hành khóa chặt thanh xương C38 tới móc treo bằng bulong M6.

Bước 4: Lắp đặt khung xương A cho trần nhôm vân gỗ

Với các trần nhôm vân gỗ, hệ khung xương A cần được thi công một cách tỷ mỷ. Bởi chúng là thiết kế được sử dụng trực tiếp để cài tấm trần. Thanh xương A lúc này sẽ được bố trí vuông góc với xương C38 và sau đó đưa liên kết bằng móc treo xương A. Khoảng cách giữa các thanh xương nay với hệ thống tường dưới cần chú ý một khoảng 600mm.

Chú ý trong quá trình thi công trần nhom cần sử dụng móc nối và sử dụng kìm kẹp chặt 2 cạnh để giữ liên kết

 Bước 5: Căn chỉnh khung xương trần

Căn chỉnh cho khung ngay ngắn với thao tác điều chỉnh đai ốc dưới C38 tới khi đạt được độ phẳng mong muốn sẽ tiến hành hãm chặt bằng đai ốc trên

Bước 6: Bóc phim bảo vệ tấm trần

Tiếp tục thao tác thi công trần nhôm vân gỗ với việc bóc phim từ cạnh và trung tâm. Chú ý, tiến hành bóc cẩn trọng để tránh làm biến dạng tấm. 

Bước 7: Cài tấm trần Clip in    

Tiến hành cài tấm trần Clip theo thứ tự nhất định. Chú ý thực hiện gắn ở góc xuất phát đầu tiên và sau đó tuần tự cài tiếp các tấm ở vị trí kế cận. Trong thao tác cài, cần chú ý để dùng lòng bàn tay ấn cạnh nhẹ nhàng cho chúng ăn khớp vào xương A.

Bước 8: Vệ sinh trần nhôm vân gỗ và nghiệm thu

Bước cuối cùng của việc thi cong tran nhom đó chính là vệ sinh lại bề mặt trần và kiểm tra lại 1 lần toàn bộ các chi tiết.

Cần lưu ý gì trong quá trình thi công trần nhôm vân gỗ?

Trên đây là hướng dẫn chi tiết về quá trình thi công trần nhôm vân gỗ. Để có thể tạo dựng hệ trần bền chắc vốn không dễ dàng. Bạn cần tuân thủ chặt chẽ các bước trên và chú ý thêm một vài các kinh nghiệm thi công như sau:

- Trước khi thi công cần tham khảo chi tiết về bản vẽ. Điều này sẽ giúp bạn hình dung rõ ràng hơn về quy trình lắp đặt.

- Tốt nhất, nên liên kết hệ xương với nhau bằng các khớp nối tiêu chuẩn để có thể đảm bảo hệ trần chắc chắn, bền vững.

- Trong suốt quá trình thi công, hãy đeo găng tay để tránh bị thương bởi các cạnh nhôm nhé!

Hi vọng với những thông tin về thi công trần nhôm vân gỗ mà chúng tôi cung cấp sẽ cho bạn thêm nhiều tham khảo hữu ích. Thi công trần nhôm là vấn đề mang tính chuyên môn cao. Vì vậy, tốt nhất bạn nên chọn mua và tìm kiếm đơn vị hỗ trợ thi công chuyên nghiệp. Hãy đến với Đồng Tâm JSC để được phục vụ nhu cầu này một cách tốt nhất nhé!